Những vụ nổ tương tự là nguyên nhân gây ra những trận bão mặt trời khổng lồ tác động lên các hành tinh trong Thái dương hệ. Những hạt tích điện dày đặc, lao đi với vận tốc siêu nhanh trong không gian tạo thành những cơn bão từ.
Phần lớn chúng sẽ không gây tác động nào xấu cho các hành tinh trong Thái dương hệ nhưng việc ma sát với lớp khí bao bọc các khối cầu khổng lồ sẽ tạo ra hiện tượng đặc biệt mà các nhà khoa học gọi là cực quang.
Theo những gì ghi nhận được trên Địa cầu, hiện tượng cực quang xảy ra mạnh nhất tại 2 cực bởi lượng lớn hạt tích điện sẽ di chuyển qua đó. Ma sát với tầng khí quyển trái đất, chúng tạo ra những màn trình diễn ánh sáng đặc sắc trên bầu trời mà con người hoàn toàn có thể quan sát bằng mắt thường.
Tuy không gây quá nhiều thiệt hại cho con người nhưng bão mặt trời đổ bộ có thể ảnh hưởng tới toàn bộ hệ thống lưới điện dưới mặt đất, gây cản trở các chuyến bay gần 2 điểm cực hay làm tê liệt hệ thống thông tin liên lạc và truyền hình tại nơi bão đổ bộ.
Thổi bay được các loại vật chất nóng chảy lên tới độ cao 900.000 km so với bề mặt mặt trời cho thấy sức mạnh của cơn bão từ sẽ quét đi trong không gian những ngày tới. Theo các nhà khoa học, năm 2012 và 2013 là khoảng thời gian bão mặt trời, hoạt động theo chu kì 11 năm, sẽ đạt đỉnh. Nó kèm theo hàng loạt vụ nổ lớn xảy ra trên bề mặt nóng chảy của mặt trời, bắn ra vô số hạt tích điện vào không gian.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét